Đối với nhà phố, liền kề, hay biệt thự, giếng trời sẽ giúp ngôi nhà bạn lấy gió và ánh sáng tự nhiên hiệu quả. Không chỉ có vai trò giúp thoáng mát, giếng trời còn có tác dụng về phong thủy đem đến tài lộc và sinh khí cho chủ nhân của ngôi nhà.
Chính vì thế việc thiết kế giếng trời sao cho phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ, phong thủy là vấn đề vô cùng quan trọng với cả Chủ Nhà và các Kiến Trúc Sư.
Tại Sao Nên Thiết Kế Giếng Trời
Giếng trời là gì?
Giếng trời là thiết kế khoảng không theo phương thẳng đứng, từ mái đến sàn tầng trệt. Đây là kiểu thiết kế khá quen thuộc, thường thấy ở biệt thự, khu chung cư, khách sạn. Nhằm mang lại không gian thông thoáng trong nhà, đảm bảo tiện nghi sinh hoạt. Giếng trời cũng mang lại lợi ích tương tự với thông tầng.
Trong xây dựng, giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại. Giếng trời có chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà.
Thông thường, các KTS sẽ thiết kế giếng trời ở vị trí gần cầu thang để tăng sự thông thoáng và mang lại ánh sáng, đảm bảo an toàn. Ngoài ra, vị trí giếng trời ở có thể thiết kế ở nhiều nơi khác như bếp, giữa nhà…
Công Dụng Của Giếng Trời
Nguyên tắc thiết kế giếng trời luôn được các gia chủ coi trọng. Bởi chúng ngoài tác dụng thẩm mỹ còn có tác dụng rước tài lộc vào nhà.
Theo phong thủy, giếng trời ngoài khả năng cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Giếng trời còn có giúp sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình được tốt hơn.
Bên cạnh đó, giếng trời còn có công dụng tạo ra không gian thoáng đãng, giúp khắc phục được tình trạng chật hẹp của ngôi nhà gia đình bạn. Do đó, nếu muốn tiết kiệm diện tích nhà ở, bạn có thể đặt giếng trời ở bên cạnh cầu thang hoặc kết hợp ô trống ở giữa.
Cấu tạo của giếng trời:
Giếng Trời được tạo thành từ 3 bộ phận chính đó là: Đáy Giếng, Thân Giếng và Đỉnh Giếng. Chi tiết các bộ phận như sau:
Phần Đáy Giếng: Đây là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Ý nghĩa của Giếng Trời vốn là để giúp lấy ánh sáng và thông khí. Chính vì vậy, vị trí Đáy Giếng thường được kết hợp để thiết kế thành phòng khách, hoặc phòng ăn….
Thân Giếng: Thân Giếng sẽ kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà. Từ đó ánh xạ ánh sáng tới khắp tất cả các phòng trong nhà bạn. Ở vị trí đón nắng gió trực tiếp như thế này, chúng ta có thể thiết kế thêm tiểu cảnh, cây xanh, phong thủy, bể cả,… để tăng thêm tính thẩm mỹ.
Đỉnh Giếng: Đỉnh Giếng là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần Đỉnh Giếng đầu tiên. Chính vì thế, việc thiết kế đỉnh giếng thế nào? Lựa chọn chất liệu nào để che phủ cũng rất được quan tâm.
Ưu Nhược Điểm Của Giếng Trời Nhà Phố
Ưu điểm của giếng trời:
Tác dụng lấy sáng của giếng trời: Trong những ngôi nhà ống mặt tiền nhỏ hẹp, kích thước chiều sâu lớn và đặc biệt là 3 mặt tiền giáp các công trình khác thì việc mang lại sức sống, ánh sáng tự nhiên cho không gian nội thất được cho rằng cần thiết sử dụng biện pháp thiết kế giếng trời với kích thước phù hợp không gian kiến trúc.
Giếng trời là một giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng từ phần mái giếng trời xuống chân giếng trời giúp ánh sáng lan tỏa toàn bộ không gian nội thất vì thế có nên thiết kế giếng trời cho nhà thiếu sáng tự nhiên không ? Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên là nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe sức sống cho con người vì thế ánh sáng là một yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà.
– Tác dụng thông gió tự nhiên, điều hòa không khí: Lấy gió tự nhiên cũng là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời, theo đó, giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra đều đặn, giúp ngôi nhà thoáng mát hơn, trong lành và dễ chịu hơn. Đây cũng là lý do nhiều gia chủ cân nhắc có nên thiết kế giếng trời để ngôi nhà được mát mẻ hơn, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức.
– Tiết kiệm điện năng: Nhờ có giếng trời, không gian nội thất trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn, nhờ đó chúng ta tiết kiệm được năng lượng điện cho các hệ thống làm mát và đèn chiếu sáng, mang lại hiệu quả kinh tế.
– Tác dụng tạo vẻ đẹp thẩm mỹ: Nếu được thiết kế một cách khoa học, giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn nổi bật. Khiến căn nhà trở nên sinh động và đẹp hơn nhiều. Biến nó trở thành một nét kiến trúc tinh tế và đầy tính thẩm mỹ.
Nhược điểm của giếng trời:
Khuếch đại âm thanh: Với thiết kế sâu và có nhiều nét tương đồng với những chiếc giếng nước thông thường. Nhược điểm rõ nhất của Giếng Trời chính là khuếch đại âm thanh.
Ở một số vùng, nắng mùa hè rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa sáng, chói lóa. Bởi vậy, sàn, cầu thang gỗ hoặc các đồ đạc trong khu vực này có thể bị phai màu sơn, hư hỏng. Chủ nhà nên lắp đặt thêm hệ thống rèm dưới mái giếng trời để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Giếng trời có mái thì phải đảm bảo một giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
Có nên thiết kế giếng trời với những vật dụng trang trí trên các bức tường của giếng trời như: cây cảnh treo, đèn chiếu sáng trang trí,… nên đảm bảo trong tầm tay với hoặc phải kiểm soát an toàn để thuận lợi cho việc sửa chữa cũng như chăm sóc khi cần thiết.
Nếu dưới giếng trời không phải khu vực như vườn cảnh, bể cá mà lại là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng, to ở phía trên để tránh tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm.
Các hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn như chiều cao, khoảng cách khe hở,…
Nguyên Tắc Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Giếng Trời
Vị trí phong thủy và hướng của giếng trời
Cách hút gió vào nhà này được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau như: Phòng ăn, nhà bếp, cầu thang hoặc ở giữa nhà ở.
Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng. Từ đó, các bố trí nội thất sẽ cân nhắc tính chất Ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa.
Về hướng đặt giếng trời, bạn chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Đây là những hướng đón nhận không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong ngôi nhà. Tuyệt đối không đặt giếng trời quay về hướng Đông hoặc hướng Tây.
Cấu tạo, kích thước của giếng trời
Cấu tạo của giếng trời gồm có 3 phần là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Về kích thước, bạn không nên xây dựng giếng trời quá nhỏ hoặc quá to. Bạn nên thiết kế kích thước từ 4 đến 6m2. Về diện tích, bạn nên xây dựng giếng trời chiếm tỷ lệ 10% diện tích nhà ở.
Tùy theo diện tích và không gian nhà ở, bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế hợp lý.
Nên xây tường hoặc đá gồ ghề để xây dựng tường nhằm giảm thiểu âm tiếng ồn. Phần miệng phải có khung và mái để không bị ảnh hưởng bởi nắng hay nước mưa. Đối với phần đáy giếng, tùy theo sở thích của gia chủ có thể bố trí tiểu cảnh, hòn non bộ để tạo điểm nhấn nổi bật. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thiết kế khu vực này để đảm bảo hợp phong thủy nhà
Vật liệu làm mái che
Vật liệu làm mái che cũng là yếu tố quan trọng bạn cần phải chú trọng để giúp giếng trời phát huy được tối đa công dụng. Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như: Kính, tôn, bạt,…
Trang trí khu vực giếng trời
Để trang trí khu vực giếng trời, bạn cần phải xác định được 3 nơi chính là đáy giếng, diện tường và đỉnh giếng. Sau đó tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ của bạn để chọn phong cách trang trí cụ thể.
Phần đỉnh giếng có thể làm bằng khung hoa sắt và mái. Phần diện tường, bạn có thể ốp đá tự nhiên. Phần đáy giếng bạn có thể thiết kế hòn non bộ hoặc tiếu cảnh cây xanh để tạo điểm nhấn.
Những lưu ý khi xây dựng giếng trời
Sau khi tìm hiểu xong nguyên tắc thiết kế giếng trời, hãy cùng với bài viết điểm qua một số lưu ý dưới đây:
Về mặt kỹ thuật
Không nên làm phẳng nhẵn tường của giếng trời. Để tiêu âm, Chúng Ta nên thiết kế mảng nhám, sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai,…Bên cạnh đó,cũng không nên làm mái che quá mỏng và không nên để hở khe rộng.
Không nên treo vật trang trí hoặc đèn chùm quá nặng sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên trong nhà.
Trong quá trình thiết kế giếng trời, cần được thiết kế hệ thống thoát nước sàn thật tốt. Bạn nên để ý đến các tiểu cảnh của giếng trời.
Thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng đèn trang trí và cây cảnh ở trên diện tường.
Về mặt phong thủy
Về mặt phong thủy khi thiết kế giếng trời cần lưu ý một số điều dưới đây:
– Hãy đặt giếng trời ở cung Tài Lộc hoặc Thiên mạng.
– Nếu đất méo nên đặt giếng trời tại phần góc méo nhằm hóa giải sát khí.
– Nên đặt cây xanh và nước ở xung quanh giếng trời.
Bài viết trên kiến trúc nội thất Ahome đã chia sẻ về giếng trời và những nguyên tắc khi thiết kế giếng trời cho ngôi nhà ? Cấu tạo chi tiết của giếng trời? Ưu, nhược điểm của giếng trời khi thiết kế nhà . Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cũng như các yếu tố phong thủy, Chủ Nhà nên tìm đến sự tư vấn của đơn vị thiết kế kiến trúc uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.
Hãy liên hệ Kiến Trúc Nội Thất Ahome – Chuyên gia kiến tạo không gian sống chất lượng đẳng cấp để được tư vấn và hỗ trợ!