THỜI ĐIỂM “ VÀNG ” TRONG LÀNG XÂY DỰNG
Việc xây dựng hay cải tạo nhà, ngoài vấn đề về kinh phí và thiết kế phù hợp thì vấn đề về thời gian thi công cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần được cân nhắc.
Việc thi công có thể mất đến vài tháng hay cả năm, vì thế khi quyết định xây nhà hay cải tạo, gia chủ sẽ phải tính toán hợp lý. Vậy thì, nên xây dựng vào thời điểm nào trong năm? Dưới đây là 2 yếu tố quan trọng cần phải biết trước khi tiến hành thi công. Hãy cùng phân tích ưu, nhược điểm của từng thời điểm trước khi quyết định khi nào khởi công ngôi nhà của bạn nhé!
1. Chọn thời điểm xây nhà dựa vào “thời tiết”
Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) đối với cả khu vực miền bắc và miền nam. Vậy khi xây nhà vào 2 mùa này có “ ưu ” và “ nhược ” điểm gì hãy cùng Ahome phân tịch kỹ hơn nhé!
1.1. Xây nhà vào mùa mưa
• Ưu điểm:
– Khi mưa đến sẽ làm đất mềm hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia cố nền móng, giúp ngôi nhà thêm vững chãi
– Thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, từ đó mà tác dụng của nhiệt độ tác động lên bê tông sẽ không lớn, giúp kết cấu bê tông ít bị giãn nở và hạn chế tình trạng bề mặt bê tông bị rạn nứt.
– Là một trong những thực nghiệm giúp gia chủ có thể kiểm tra xem phần mái, tường có bị thấm, dột hay không, để nhanh chóng xử lý lỗi.
– Mưa cũng giúp gia chủ hạn chế nước tưới bê tông hay hạn chế bụi. Làm dịu thời tiết giúp tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ công nhân.
• Nhược điểm
– Mùa mưa sẽ khiến việc vận chuyển, tập kết, bảo quản vật tư gặp nhiều khó khăn.
– Việc mưa kéo dài hoặc mưa quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công nhân dẫn đến việc thời gian thi công phải kéo dài và độn giá nhân công lên cao.
– Khi đổ bê tông vào thời tiết ẩm thấp, mưa liên tục khiến bê tông lâu khô, mất thêm thời gian chờ đợi
• Những lưu ý và cách khắc phục khi xây nhà mùa mưa
– Bảo quản vật tư trong mùa khô:
Mưa gió thì không tránh khỏi việc ẩm ướt, vì vậy khi thi công xây dựng cần phải bảo quản kỹ các vật liệu xây dựng như xi măng, thép, sắt,… lên cao, che chắn kỹ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng và mất thêm chi phí.
– Lưu ý khi đổ bê tông:
Việc mưa quá lớn hay kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi đổ bê tông. Vì vậy cần chuẩn bị sẵn dụng cụ hay mái che chắn bề mặt bê tông để đề phòng trời mưa bất chợt khi đang thi công.
– Kiểm tra, xử lý chống thấm:
Thường xuyên kiểm tra vật tư, vật liệu và công trình để có thể đưa ra phương án xử lý kịp thời nếu có sai xót. Bên cạnh đó, để tăng cường khả năng chống thấm cho tường nhà, nên dùng thêm một số loại phụ gia trộn trực tiếp với xi măng và vữa. Cách chống thấm thông dụng nhất hiện nay là dùng vữa, cát vàng, xi măng trộn với nước vôi hoặc cát trộn với xi măng.
1.2. Xây nhà vào mùa khô
• Ưu điểm:
– Khi thời tiết tạnh ráo sẽ giúp cho việc xây dựng trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó gia chủ cũng tiết kiệm được thời gian, chi phí.
– Không những thế, mùa khô làm cho bê tông nhanh khô hơn và đẩy nhanh quá trình thi công công trình, sớm hoàn thiện.
– Một điều chắc chắn rằng khi thi công vào mùa khô cũng sạch sẽ, tiện lợi hơn, hạn chế phát sinh chi phí lặt vặt.
• Nhược điểm
– Đối với mùa mưa giúp kết cấu bê tông ít bị giãn nở và hạn chế tình trạng bề mặt bê tông bị rạn nứt thì mua khô lại ngược lại. Nhiệt độ cao và hanh khô của mùa này sẽ khiến cho bề mặt bê tông xuất hiện dấu hiện nứt vỡ bởi sự giãn nở.
=> Nhược điểm này sẽ khiến việc kiểm tra được lỗi thi công, công trình khó để đạt chất lượng chuẩn.
– Thời tiết nắng gắt bắt buộc gia chủ phải thường xuyên tưới nước để tránh sự thoát ẩm của bề mặt bê tông.
– Làm việc dưới thời tiết nắng nóng và hanh khô cũng sẽ khiến năng suất làm việc kém đi. Bên cạnh đó việc thi công cũng sẽ mang đến rất nhiều bụi.
2. Chọn thời điểm xây nhà dựa vào yếu tố phong thủy
“ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành ” quan niệm của ông cha ta từ xưa về những việc đại sự. Đặc biệt với việc xây nhà, việc xem ngày tháng tốt để bắt đầu xây dựng là một việc rất cần thiết. Ngay cả khi cải tạo, sửa chữa nhà cũng vậy.
2.1. Thời điểm tháng 2 và tháng 3
Tháng 2 và tháng 3 âm lịch là thời điểm đầu năm, sinh sôi nảy lộc, những ngày tháng khởi tạo rất đẹp để sửa chữa nhà cửa. Lúc này, thời tiết ở miền Bắc đang nóng ấm dần lên, còn miền Nam đang mùa khô nên khá thuận tiện. Dễ nhận thấy ra Tết nguồn nhân lực vô cùng dồi dào, cộng thêm lợi thế thời tiết ít gặp mưa, thi công thuận lợi. Bê tông cũng nhanh khô, cứng hơn.
2.2. Thời điểm tháng 8-9-10
Tháng 8 – 9 – 10 âm lịch là thời gian nhiều người lựa chọn để xây sửa nhà nhất khi vừa tạm gác lại các hoạt động trong tháng ngâu. Đối với những ai có ý định sửa nhà nhà để đón Tết thì những tháng này nên triển khai dần là vừa. Bởi hoàn thiện căn nhà cơ bản nhất cũng phải mất 2 – 3 tháng.
2.3.Thời điểm tháng 11-12
Tháng 11 và tháng 12 âm lịch là mùa đông nên thời tiết khô hanh, tương đối phù hợp để tiến hành tu sửa nhả cửa. Ngoài ra, thời điểm giáp Tết này ai cũng có tâm lý sửa sang nhà cửa hoặc xây nhà để đón Tết. Tuy nhiên, cũng chính vì gần thời điểm Tết nên giá nhân công rất cao do nhu cầu lớn và đôi khi là khan hiếm nhân công. Cận Tết, tâm lý mọi người đều muốn đẩy nhanh tiến độ sửa nhà nên dễ dẫn tới trường hợp làm ẩu, làm xấu. Khi sửa nhà vào thời điểm này, gia chủ cần giám sát công trình thật kỹ.
Trên đây là một số phân tích mà AHOME đã thực hiện và sưu tầm mời quý anh chị cùng tham khảo để lựa chọn được ngày tốt cho kế hoạch của mình nhé!
>>>Xem thêm: CẢI TẠO NHÀ THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI